Chọn mua điện thoại cũ như thế nào?
Với nhiều người thì mua điện thoại cũ có lẽ sẽ là lựa chọn phù hợp hơn so với mua smartphone tầm trung mới. Lý do là các mẫu điện thoại đầu bảng được phát hành trong 1 hoặc thậm chí là 2 năm vừa qua vẫn sẽ có nhiều tính năng hấp dẫn mà điện thoại tầm trung không có được.
Kinh nghiệm giúp mua smartphone cũ mà vẫn xịn
1/ Kiểm tra bên ngoài điện thoại
Đây không phải là một lời khuyên thừa thãi. Chắc chắn, bạn sẽ kiểm tra xem smartphone định mua có bị xước màn hình hay lỏng nắp lưng hay không. Tuy vậy, điều quan trọng nhất mà bạn cần kiểm tra là liệu chiếc smartphone này đã từng bị nước vào hay chưa.
Hãy mở nắp lưng và kiểm tra tem dán trên pin xem có dấu hiệu ngả màu bất thường (thường là màu vàng hoặc da cam sậm) nào hay không. Trong trường hợp chủ sở hữu của chiếc smartphone này đã đổi pin, hãy kiểm tra các tem dán bên trong có dấu hiệu ngả màu hay không. Kiểm tra các cổng kết nối (USB và chân pin) có bị ngả màu hay không. Với bất kì linh kiện kim loại nào, ngả màu bất thường là một dấu hiệu cho thấy máy đã bị nước vào.
Hãy kiểm tra kỹ để xem liệu màn hình có bị nứt, vỡ hay không bằng cách bật màn hình điện thoại lên. Bạn cũng cần kiểm tra cả bộ phận ống kính camera. Nếu một chiếc smartphone có quá nhiều vết nứt, vỡ, chắc chắn chiếc điện thoại này đã bị rơi rất nhiều lần, và do đó có thể hoạt động không ổn định.
Hãy kiểm tra kỹ để xem liệu màn hình có bị nứt, vỡ hay không bằng cách bật màn hình điện thoại lên. Bạn cũng cần kiểm tra cả bộ phận ống kính camera. Nếu một chiếc smartphone có quá nhiều vết nứt, vỡ, chắc chắn chiếc điện thoại này đã bị rơi rất nhiều lần, và do đó có thể hoạt động không ổn định.
2/ Xem thông số cấu hình
Bất kể là mua điện thoại mới hay cũ, bạn cũng cần lựa chọn các sản phẩm có thông số cấu hình phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu bạn cần một chiếc smartphone để lướt web và xem video, hãy chọn các sản phẩm có màn hình lớn. Nếu thường xuyên chụp ảnh để đăng tải lên Facebook, Instagram... hãy tìm hiểu về camera của điện thoại: mấy "chấm", có ổn định hình ảnh quang học hay không... Tất cả các thông số cấu hình của điện thoại đều được công bố trên trang chủ của nhà sản xuất. Hãy Google để tìm hiểu kĩ về model định mua.
Ngoài ra, ngay cả khi điện thoại có bề ngoài được giữ gần như mới, các tính năng bên trong có thể hoạt động không ổn định. Hãy thử bật màn hình, sử dụng các cử chỉ cảm ứng xem liệu máy hoạt động có ổn hay không. Nếu máy quá giật, đây có thể là vấn đề phần cứng và chiếc smartphone mà bạn đang định mua có thể sẽ sớm hỏng hoàn toàn.
3/ Bản quốc tế hay bản khóa mạng?
Smartphone tại Việt Nam chủ yếu là các phiên bản quốc tế, do đó có thể tương thích với sóng của nhiều nhà mạng khác nhau trên toàn cầu. Tuy vậy, trên thị trường cũng tồn tại một số mẫu smartphone bị khóa mạng tại nước ngoài, sau đó được đem về mở khóa (unlock) tại Việt Nam. Điện thoại đã được mở khóa có thể tương thích với sóng di động trong nước, tuy vậy có thể gặp hiện tượng không ổn định khi nghe/gọi hoặc trong quá trình sử dụng thông thường. Điện thoại được mở khóa cũng có giá thấp hơn điện thoại phiên bản quốc tế.
4/ Android hay iPhone?
Lựa chọn Android và iPhone là câu hỏi khó nhất mà bạn cần cân nhắc. Bạn có thể mua được cả iPhone cũ lẫn các điện thoại Android cũ chất lượng cao. Nhìn chung, cả fan của Apple và Android đều có sở thích của riêng mình, song lựa chọn iPhone sẽ là dành cho bạn nếu như bạn thích một chiếc điện thoại được bảo mật an toàn, dễ sử dụng, thiết kế đẹp và hoạt động ổn định. Ngược lại, nếu bạn thích màn hình lớn, khả năng tùy biến cao và các dịch vụ dữ liệu của Google, Android là lựa chọn dành cho bạn.
5/ Chọn nơi bán uy tín
Nếu mua điện thoại cũ tại một cửa hàng, hãy kiểm tra uy tín của cửa hàng đó bằng cách Google tên cửa hàng đó. Nếu mua smartphone qua diễn đàn hoặc mạng xã hội, hãy xem các bài viết cũ để kiểm tra xem liệu đây có phải là một thành viên uy tín của diễn đàn hay không. Thử google số điện thoại hoặc tên người dùng của người bán cũng là một cách tốt để đánh giá người dùng này.
Khi mua bán, hãy nhớ thỏa thuận các điều khoản như thời gian "bao test" (dùng thử và cho phép trả lại) là bao lâu. Việc thỏa thuận thời gian "bao test" là tối quan trọng, do trong khoảng thời gian này bạn sẽ kiểm tra được pin của smartphone đã bị "chai" tới mức độ nào. Bạn cũng cần kiểm tra các thông số của điện thoại (tra IMEI/số series trên mạng) và kiểm tra tem, giấy bảo hành (nếu còn).
6/ Mua đúng giá trị
Khi mua điện thoại cũ, bạn cần phải nắm được mức giá chung dành cho sản phẩm điện thoại cần mua là bao nhiêu. Hãy dạo qua các cửa hàng chuyên bán đồ cũ, xem một vòng các diễn đàn mua bán, trao đổi thiết bị công nghệ để nắm được giá chung cho chiếc smartphone bạn định mua. Tùy thuộc vào tình trạng sản phẩm, bạn có thể trả giá thấp hơn so với mức giá chung này. Nếu như sản phẩm vẫn còn rất mới (ít sử dụng, hoàn toàn không bị xước hoặc hư hại gì), trả giá cao hơn so với mức giá chung có thể coi là chấp nhận được.
Những điều cần lưu ý khi mua điện thoại cũ
Dưới đây là 8 điều cần lưu ý sẽ giúp bạn chọn mua được một chiếc điện thoại cũ ưng ý:
1/ Số IMEI:
Hãy kiểm tra thật kỹ số IMEI nếu bạn quyết định chọn mua điện thoại cũ. Kiểm tra số IMEI bằng cách nhấn #*06#, số IMEI sẽ hiện ra (áp dụng cho tất cả các hãng điện thoại). IMEI là viết tắt của International Mobile Equipment Identity (Mã số nhận dạng quốc tế cho thiết bị di động) IMEI là một dãy mã số bao gồm 15 chữ số, được sử dụng để mạng di động nhận diện điện thoại cá nhân.Xác định xem con số thứ 15 (số cuối cùng) trong dãy số IMEI có trùng với trên tem dán sau lưng máy không. Nếu không trùng thì tức là máy “dựng” (từ nhiều nguồn, linh kiện khác nhau). Con số thứ 15 trong dãy số IMEI này là không thể làm giả được, nó được tính ra từ 14 con số đầu tiên, nên trên các tem giả có thể con số này không trùng với IMEI của máy. Con số thứ 15 nếu muốn thay cũng rất mất công và có chi phí cao nên hầu hết các thợ “dựng” máy không làm.
2/ Chất lượng vỏ và bàn phím:
Vỏ và bàn phím sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái khi sử dụng sau này, đây là yếu tố quan trọng thứ 2 bạn cần kiểm tra khi mua điện thoại cũ. Nên tránh mua những chiếc máy đã bị thay vỏ và bàn phím “lô” bởi chất lượng của những phụ kiện này hiện khá tệ, dễ gây tình trạng vỏ bị ọp ẹp hoặc kẹt phím.
Xác định vỏ máy đã bị thay chưa bằng cách cho điện thoại vào chỗ tối rồi bật đèn màn hình. Ánh sáng từ đèn màn hình và bàn phím thoát nhẹ qua lớp vỏ của máy thì đó là loại vỏ “lô” có chất lượng kém.
3/ Kiểm tra màn hình:
Yếu tố thứ 3 bạn phải kiểm tra khi mua điện thoại cũ là màn hình.
Cách kiểm tra dễ nhất là vào Menu điều chỉnh độ sang tối của màn hình. Màn hình còn tốt sẽ không gặp tình trạng tối đen khi giảm mức sáng tối đa, hoặc sáng trắng khi bạn tăng mức sáng.
Một tình trạng khá phổ biến là màn hình xuất hiện các đốm sáng khi để màn hình trên nền trắng. Theo kinh nghiệm của các thợ sửa chữa, những chiếc điện thoại bị tình trạng này đa phần thường là do đã bị vô nước hoặc 1 lực cấn khá mạnh.
Cần kiểm tra xem điện thoại có bị lớp bụi bám trên màn hình hay không.Những chiếc điện thoại chưa từng bị tháo vỏ mặt trước sẽ hiếm gặp tình trạng bụi bám trong màn hình. Do khi sản xuất, mỗi chiếc điện thoại đều đượcquét một lớp keo mỏng trong suốt khắp các viền tiếp xúc của vỏ để hạn chế bụi có thể bay vào thiết bị. Một khi đã bị tháo lớp vỏ trước, lớp keo mỏng này mất đi khiến màn hình của máy dễ dàng bị bụi bám hơn.
4/ Kiểm tra pin:
Bạn cần kiểm tra xem đó có phải là pin chính hãng hay đã được thay bằng pin lô có chất lượng kém và chất lượng của pin khi chọn mua điện thoại cũ.
Đối với pin của Nokia, việc nhận biết khá đơn giản bằng cách nhìn vào biểu tượng ba chiều trên tem dưới nhiều góc độ.
Đối với loại pin khác, xác định bằng cách nhìn vào các tiếp xúc đồng phía trên đầu của pin. Nếu bề mặt các tiếp xúc này có độ sáng hơi mờ chứ không sáng bóng thì đó là pin chính hãng.Sau khi kiểm tra có phải pin chính hãng hay không, bạn đặt cục pin lên một mặt phẳng xem pin có bị cong hoặc phù hay không. Những cục pin bị phù có thể do nhiều lý do, nhưng phổ biến nhất vẫn là do đã qua sử dụng quá lâu hoặc bị tiếp xúc với nước.
5/ Thử loa, sóng
Khi thử gọi đi, gọi đến, bạn nên thử với các mức độ âm lượng to, nhỏ khác nhau, tránh trường hợp có những máy khi nghe trung bình thì được nhưng khi chọn âm lượng tối đa thì ko nghe được hoặc bị rè. Bạn nên thử sử dụng phím chuyển âm lượng nhanh, để xem nút này có bị kẹt, lỗi gì không… Bạn nên gọi thử trong thời gian hơn 1 phút, tránh trường hợp có những máy đàm thoại lâu là mất nguồn, mất sóng…
6/ Kiểm tra chức năng
Khi mua máy cũ, cần để ý các chức năng có sẵn của điện thoại cho dù có thể bạn sẽ chẳng sử dụng đến nó bao giờ. Những hư hỏng thường gặp nhất là: không thể kết nối Bluetooth, camera sai màu hoặc không thể chụp, mất chức năng GPS, không thể kết nối với máy tính,…Những chức năng này có thể đôi khi không cần thiết đối với vài người nhưng nó cũng thông báo cho bạn phần nào tình trạng của chiếc điện thoại bạn định mua.
Mặt khác, nhiều người thường quên kiểm tra các kết nối cơ bản của máy như ngõ cắm sạc, tai nghe, cáp kết nối,… Đã có khá nhiều trường hợp máy mua vể rồi mới biết thiết bị không thể sạc hay sử dụng tai nghe được.
Nguồn: http://dienthoaicu.com.vn/chon-mua-dien-thoai-cu-nhu-the-nao-95.html
Đăng bởi Hải Lý Tags: Chọn mua điện thoại, Chọn mua điện thoại cũ, Chọn mua điện thoại cũ như thế nào, kinh nghiệm chọn mua điện thoại, kinh nghiệm mua điện thoại, kinh nghiệm mua điện thoại cũ, Làm sao để mua điện thoại cũ, mua điện thoại cũ, điện thoại cũ